Kỹ thuật tán sỏi nội soi ngược dòng bằng ống kính cứng

Là phương pháp sử dụng ống soi nhỏ và cứng giúp bác sĩ phẫu thuật dễ dàng đưa các dụng cụ vào bên trong khu vực cần thực hiện tán sỏi. Nội soi ống cứng giúp điều trị sỏi niệu quản ở nhiều vị trí khác nhau, hiệu quả cao nhất với sỏi ở vị trí 1/3 giữa và dưới, với tỷ lệ thành công hơn 90%.

[/col] [/row] [/section]

Sỏi thận và dấu hiệu nhận biết

Là một trong các loại sỏi đường tiết niệu, là bệnh rất hay gặp . Nguyên nhân gây sỏi niệu quản hầu hết là do sỏi rơi từ trên thận xuống, sỏi hình thành tại niệu quản rất ít gặp chỉ trong một số điều kiện như hẹp, u hay có túi thừa niệu quản . Sỏi niệu quản được chia làm sỏi niệu quản 1⁄3 trên, 1⁄3 giữa và 1⁄3 dưới. Việc chia nhỏ theo vị trí sỏi được áp dụng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Dấu hiệu nhận biết

Biểu hiện rõ ràng nhất khi thận có sỏi là chúng gây đau dữ dội, đến mức người ta gọi đó là “cơn đau bão thận” hoặc “cơn đau quặn thận”.
– Sỏi gây đau ở vùng hố thắt lưng một bên, lan ra phía trước, xuống dưới. Đó là khi khởi phát, xuất hiện rất đột ngột, sau khi có một hoạt động gắng sức. Sau đó cường độ đau mạnh hơn. Người bệnh thường đau quằn quại, vật vã để tìm một tư thế giảm đau nhưng không được.

– Cơn đau do sỏi ở thận do sự tắc nghẽn bể thận và đài thận: Cơn đau xuất hiện ở hố thắt lưng, dưới xương sườn 12, đau lan về phía trước hướng về rốn và hố chậu.
– Cơn đau sỏi niệu quản: xuất phát từ hố của thắt lưng lan dọc xuống dưới theo đường niệu quản, đến hố chậu bộ phận sinh dục, mặt trong của đùi.
– Triệu chứng đi kèm theo cơn đau sỏi thận là buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng do liệt ruột. Bệnh nhân có thể bị sốt, rét run nếu có nhiễm trùng tiết niệu kết hợp. Khi bác sĩ khám, có thể thấy điểm sườn lưng đau. Các điểm niệu quản bị ấn cũng có cảm giác đau, và có thể thấy thận lớn.
– Không có sự liên quan giữa kích thước hay số lượng viên sỏi với việc xuất hiện và cường độ đau của cơn đau quặn thận. Một số trường hợp như Sỏi thể yên lặng, người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng đau, hoặc đau không rõ ràng như ê ẩm vùng thắt lưng một hoặc hai bên…

Các trường hợp sỏi có bề mặt nhám, gai san hô… khi cọ xát vào đường tiểu thì gây tiểu ra máu. Bình thường sỏi thận không gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên, do bệnh nhân hoạt động nhiều, hoặc vận động mạnh thì gây tiểu ra máu.

Đường tiểu như một ống nước, hòn sỏi xuất hiện gây ra tình trạng tắc nghẽn, bế tắc. Bao gồm bí tiểu, bế tắc thận, thận ứ nước căng to. Vì các dấu hiệu này tương tự với nhiều bệnh khác nên cần thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để phân tích nguyên nhân và chẩn đoán

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, bắt đầu từ sự kết tinh, lắng đọng tinh thể trong hệ tiết niệu. Theo các chuyên gia, sỏi tiết niệu hình thành có thể do nước tiểu có chứa quá nhiều hóa chất, điển hình là calci, acid uric, cystine… 85% số lượng sỏi hình thành bắt đầu từ sự lắng đọng canxi.

Quy trình tán sỏi nội soi bằng ống kính cứng

“Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị loại bỏ sỏi thận. Ngoài tán sỏi ngược dòng bằng ống cứng còn có tán sỏi nội soi ngược dòng ống mềm, tán sỏi ngược dòng ống bán cứng, tán sỏi bằng phương pháp laser, tán sỏi bằng sóng xung kích,…

Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau đi kèm với đó là chi phí sẽ phụ thuộc vào từng phương pháp. Để biết biện pháp nào là tốt nhất cho việc điều trị sỏi thận của bản thân hãy đến các đơn vị uy tín để được khám, tư vấn và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý loại bỏ sỏi bằng các phương pháp dân gian hay lời truyền miệng vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.”

Hậu phẫu tán sỏi cần nắm bắt điều gì?

Bệnh nhân ngay sau phẫu thuật tán sỏi thận ống cứng cần nắm bắt những điều sau:

Mọi thông tin tư vấn, thắc mắc

Bạn đọc và Quý bệnh nhân vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Thiết bị Mytech Việt Nam để được giải đáp miễn phí.