LO NGẠI KHI TÂM LÝ BỆNH NHÂN PHẢI LÊN BÀN MỔ

Căng thẳng, lo lắng và sợ hãi (stress) trong những ngày trước khi phẫu thuật là trạng thái hoàn toàn bình thường, tuy nhiên mức độ và giới hạn chịu đựng của mỗi cá thể là hoàn toàn khác nhau. Một phản ứng tâm lý vượt quá sức chịu đựng của cơ thể sẽ gây những tác động tiêu cực đến quá trình điều trị và phục hồi của người bệnh. Mặc dù trong mổ người bệnh được gây mê, an thần, giảm đau, hỗ trợ các chức năng cơ quan để vượt cuộc phẫu thuật an toàn nhưng vẫn rất khó để bản thân xua tan cảm giác lo lắng, căng thẳng trước phẫu thuật.

Tự tìm hiểu về cuộc phẫu thuật: Biết rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân và cuộc phẫu thuật sắp thực hiện, thì bạn sẽ cảm thấy yên tâm tốt hơn. Nên quan tâm đến thông tin về tỷ lệ thành công và lý do tại sao mình cần phẫu thuật.

Nên tìm hiểu, biết rõ về phương pháp phẫu thuật sắp thực hiện bằng cách trao đổi với bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê về phương pháp phẫu thuật và gây mê, giảm đau trong và sau mổ. Trước phẫu thuật các bác sỹ sẽ thăm khám, trên cơ sở đó sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật cũng như gây mê phù hợp cho cuộc mổ đồng thời sẽ trao đổi và giải thích để người bệnh hiểu và phối hợp thực hiện. Khi đã nắm rõ được quá trình cũng như cách thực hiện, bạn sẽ đỡ bỡ ngỡ hơn, yên tâm hơn vì mình đã nắm rõ từng bước một và kiểm soát được tình hình.

Người bệnh nên thẳng thắn bày tỏ nỗi lo, những khúc mắc của mình với bác sĩ. Từ đó, bác sĩ mới có thể hiểu vấn đề bạn đang gặp phải và đưa ra lời khuyên, sự giải thích hợp lý. Không nên giữ sự sợ hãi và những lo lắng trong lòng vì như vậy sẽ chỉ khiến bạn lo sợ hơn và không giải quyết được vấn đề.

Trong lúc chờ đến ngày phẫu thuật, nhiều thời gian rảnh rỗi sẽ là thời điểm người bệnh dễ tưởng tượng ra những việc sẽ xảy ra trong và sau quá trình phẫu thuật. Đôi khi càng tưởng tượng ra sẽ khiến bản thân càng lo lắng, căng thẳng như các biến chứng, rủi ro, bạn sẽ ra sao sau khi gây mê, phẫu thuật?

Trong trường hợp này, nên có chế độ dinh dưỡng, ngủ, nghỉ phù hợp, thư giãn, nghe những bản nhạc mình yêu thích, xem phim hoặc chương trình tivi, đọc một quyển sách thú vị hoặc làm bất kỳ việc gì khiến bạn quên đi những suy nghĩ về ca mổ.

Giữ cho tinh thần thật sự thoải mái và thả lỏng cơ thể một cách tự nhiên nhất cho đến khi cuộc phẫu thuật bắt đầu. Những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, tập thở của bộ môn Yoga, mát xa, châm cứu, bấm huyệt, hoặc dùng thảo dược có tác dụng thư giãn, làm chậm nhịp thở và giải tỏa căng thẳng rất tốt.

Thiền: Cách thiền rất đơn giản là tập trung vào hơi thở và suy nghĩ, suy nghĩ của mình đến và đi theo cách riêng của chúng, và quan trọng nhất là bạn không phải là suy nghĩ của mình.

Để giảm bớt nỗi lo về chi phí khi điều trị, người bệnh nên tham gia bảo hiểm y tế hoặc gói bảo hiểm sức khoẻ phù hợp với điều kiện của mình. Thường xuyên quan tâm, lắng nghe cơ thể để kịp thời khám, xét nghiệm phát hiện sớm các bệnh lý phát sinh, qua đó bệnh được can thiệp ở giai đoạn sớm sẽ tiết kiệm chi phí rất nhiều.

Nếu sau tất cả mà bạn vẫn cảm thấy quá lo lắng hãy trao đổi với bác sĩ của bạn, một liều thuốc an thần hoặc một liệu pháp tâm lý chuyên sâu được bổ sung sẽ giúp bạn bạn có giấc ngủ sâu và sáng hôm sau bạn sẽ bình tĩnh hơn khi vào phòng mổ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *