Kỹ thuật Tán sỏi mật qua da

Tán sỏi mật qua da bằng Laser là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Chỉ với đường hầm nhỏ dưới 1cm, phẫu thuật viên tiếp cận sỏi qua da, sử dụng năng lượng laser để tán sỏi

Chỉ định: Sỏi đường mật trong, ngoài gan; Sỏi túi mật,…

[/col] [/row] [/section]

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tạo một đường hầm duy nhất có kích thước rất nhỏ vài mm ngoài cơ thể, xuyên qua da ngoài thành bụng để vào đường mật trong gan. Tiếp đó sử dụng công nghệ laser để tán nhỏ và hút hết sỏi ra ngoài.

Tán sỏi qua da bằng laser được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao bởi tính an toàn, ít xâm lấn, có thể áp dụng điều trị cho những bệnh nhân cao tuổi, có bệnh lý nền…

Mặc dù mang lại những ưu điểm vượt trội, nhưng phương pháp này không chỉ đòi hỏi những loại máy móc, thiết bị công nghệ cao, mà còn cần có những chuyên gia giỏi được đào tạo bài bản để thực hiện kỹ thuật. Do đó, tính đến nay chỉ mới chỉ có một số rất ít bệnh viện lớn tại Việt Nam ứng dụng được phương pháp tán sỏi mật qua da.

Sỏi mật thường không gây ra triệu chứng cụ thể, thường chiếm đến 80%. Các trường hợp còn lại chủ yếu do sỏi mắc kẹt trong ống mật, dẫn đến nhiều dấu hiệu bất thường sau:

Dấu hiệu nhận biết

– Đau đột ngột và dữ dội ở vùng bụng trên bên phải.

– Đau ở giữa bụng.

– Đau giữa hai bả vai hoặc vai phải.

– Buồn nôn hoặc nôn.

– Nước tiểu đậm màu.

– Phân có màu xám.

– Khó tiêu.

– Tiêu chảy.

Những nguy cơ thúc đẩy hình thành sỏi mật

Bất kỳ ai cũng có thể có sỏi mật. Tuy nhiên, những nguy cơ thúc đẩy hình thành sỏi mật như sau:

✔️ Phụ nữ trên 60 tuổi

✔️ Người có tiền sử gia đình bị sỏi mật.

✔️ Thừa cân hoặc béo phì.

✔️ Người mắc chứng xơ gan.

✔️ Phụ nữ đang mang thai.

✔️ Chế độ ăn nhiều chất béo hoặc cholesterol

✔️ Chế độ ăn ít chất xơ

✔️ Tác dụng phụ của thuốc giảm cholesterol

✔️ Người mắc bệnh tiểu đường

✔️ Giảm cân cấp tốc

Quy trình tán sỏi nội soi bằng ống kính cứng

Tán sỏi mật có gây ra biến chứng gì không?

Tán sỏi mật qua da là thủ thuật an toàn nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng trong một số trường hợp nhất định. Các biến chứng điển hình phải kể đến gồm:

– Xuất huyết đường mật.
– Viêm, nhiễm trùng đường mật.
– Nhiễm khuẩn huyết.
– Tắc ống thông dẫn lưu mật.
– Thủng ống dẫn mật.
– Lưu ý khi thực hiện tán sỏi mật qua da

Hậu phẫu tán sỏi cần nắm bắt điều gì?

Dưới đây là một số vấn đề quan trọng người bệnh cần lưu ý khi thực hiện tán sỏi mật qua da, đảm bảo quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, hiệu quả và hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm

Thực phẩm nào tốt cho bệnh nhân bị sỏi mật?

Tán sỏi mật qua da là phương pháp điều trị phổ biến nhưng với các trường hợp nhẹ hơn, bác sĩ có thể chỉ chỉ định thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Đây cũng là giải pháp tích cực giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu và khả năng tái phát sỏi mật. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh có thể tham khảo để thêm vào thực đơn hàng ngày:

Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp cải thiện sức khỏe túi mật. Người bệnh nên tích cực bổ sung vào thực đơn hàng ngày để đảm bảo cung cấp nguồn chất xơ, Vitamin C, Canxi và Vitamin B dồi dào, bao gồm:
– Trái cây có múi.
– Ớt chuông.
– Rau lá xanh.
– Cà chua.

Chất xơ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa. Nguồn dưỡng chất này đảm bảo thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường ruột và hạn chế sản xuất mật. Đây là yếu tố làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh túi mật.

Một nghiên cứu đã chứng minh, chế độ ăn giàu chất xơ cho thấy giảm sản xuất bùn mật hiệu quả ở những người đang giảm cân cấp tốc. Bên cạnh trái cây, rau xanh, người bệnh nên ăn nhiều các loại đậu, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt… để tăng cường chất xơ.

Ngoài phương pháp tán sỏi mật qua da, còn có thể áp dụng biện pháp ăn uống gì tan sỏi mật giúp hỗ trợ điều trị bệnh về mật hiệu quả.

Giảm chất béo nạp vào cơ thể cũng là giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu sự tăng lên của sỏi mật. Cụ thể, người bệnh nên uống sữa thực vật để thay thế sữa nguyên chất mỗi ngày, chẳng hạn như: sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, sữa đậu nành…

Thịt đỏ và sữa vốn là nguồn protein dồi dào nhưng cũng chứa rất nhiều chất béo, không có lợi cho túi mật. Do đó, người bệnh nên tham khảo các thực phẩm thay thế tốt hơn như: thịt gia cầm, á, quả hạch, đậu phụ, đậu nành… Đây là những nguồn protein lành mạnh ít chất béo, có lợi cho các bệnh về túi mật và sỏi mật.

Mọi thông tin tư vấn, thắc mắc

Bạn đọc và Quý bệnh nhân vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Thiết bị Mytech Việt Nam để được giải đáp miễn phí.